Các yếu tố nguy cơ Nhồi_máu_cơ_tim

Tuổi và giới tính

Tuổi cao là yếu tố nguy cơ chính của bệnh mạch vành [26]. Nguy cơ bệnh mạch vành do xơ vữa tăng theo tuổi, nguy cơ tử vong là 1,5/1000 người ở độ tuổi 50[ 27]. Ở nam giới tuổi mắc bệnh mạch vành trung bình là 55, ở nữ giới là 65 [28]. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 5 lần nữ ở độ tuổi 50, càng về sau thì tỷ lệ này càng nhỏ lại [27]. Đến 75 tuổi thì tần suất mắc bệnh ở nam và nữ như nhau[1].[29]

Tiền sử gia đình

Gia đình có người mắc bệnh sớm trước 55 tuổi ở nam và 65 tuổi ở nữ[1]. Bệnh mạch vành có thể di truyền được [30], tỷ lệ tim mạch ở người có tiền sử gia đình cao gấp 3-4 lần người không có tiền sử [29].

Hút thuốc lá

Thuốc lá liên quan đến cái chết của khoảng 5 triệu người, chiếm 9%,  xấp 1,6 triệu người có liên quan tới bệnh tim mạch tử vong[ 21]. So với những người không hút thuốc lá thì người hút thuốc lá có nguyên cơ tiến đến bệnh mạch vành do xơ vữa tới 60%, tăng 50% tử vong bệnh tim mạch. Hút thuốc lá gây gia tăng nồng độ carbon monoxide trong máu, dẫn tới phá hủy tế bào nội mô mạch vành, gia tăng kết tập tiểu cầu, tăng nguy cơ hình thành huyết khối tắc nghẽn [ 27 ]. Hút thuốc lá là yếu đố nguy cơ độc lập với các yếu tố khác[31].

Rối loạn mỡ máu

Bài chi tiết: Rối loạn mỡ máu

Nồng độ Cholesterol cao là nguyên nhân của 56% bệnh thiếu máu cơ tim, gây nên tử vong của khoảng 4,4 triệu người chết mỗi năm [ 21]. Tăng LDL, tăng cholesterol, tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh mạch vành, [32] người có nồng độ cholesterol > 200 mg% cao gấp 6 lần người có nồng độ không đạt mức đó [14]. Giảm HDL gây gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch [32]

Đái tháo đường

Biến chứng tim mạch là biến chứng phổ biến và nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường [1], gây gia tăng 50% nguy cơ bệnh mạch vành do xơ vữa ở nam, 99% ở nữ [ 27]. Nguy cơ chết do bệnh mạch vành ở bệnh nhân có đái tháo đường không có tiền sử nhồi máu cơ tim tương đương với bệnh nhân từng bị nhồi máu cơ tim không có đái tháo đường. Bệnh tim mạch do xơ vữa ĐMV là nguyên nhân khiến 65% tử vong của bệnh đái tháo đường. [1]

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh lý tim mạch [ 20],  là nguyên nhân khiến cho 7 triệu người chết mỗi năm trên toàn thế giới, 49% các trường hợp bệnh mạch vành được quy cho là do tăng huyết áp. Mặc dù tăng huyết áp được định nghĩa khi huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg, nhưng Lawes và cộng sự nghiên cứu thấy có tới 50% gánh nặng bệnh tim mạch khi huyết áp tâm thu ở mức dưới 145 mmHg [ 33]. Huyết áp càng tăng thì nguy cơ bệnh mạch vành càng cao [ 26]

Ít vận động thể lực

vận động thể lực vừa ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần, đối với vận động mạnh thì ít nhất 20 phút mỗi ngày, ít nhất 3 ngày một tuần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch [ 33]. Người trưởng thành vận động thể lực thường xuyên thì khả năng mắc bệnh mạch vành giảm [1]

Béo phì trung tâm

Béo phì là một trong yếu tố nguy cơ chính của bệnh mạch vành [1], nguy cơ mắc bệnh xơ vữa mạch vành càng cao nếu béo phì chủ yếu ở phần bụng. Béo phì thường đi kèm với nhiều yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, rối loạn lipid, rối loạn dung nạp glucose. Người béo phì dễ mắc bệnh ĐTĐ type 2 hơn so với người nhẹ cân.[33]

Stress

thái độ thù địch, trầm cảm, cô lập về mặt xã hội hay trạng thái căng thẳng kéo dài có giá trị dự báo bệnh động mạch vành.[33] Những sang chấn tinh thần là yếu tố khởi phát NMCT [26]

CRP

tăng CRP cho thấy có giá trị dự báo các biến cố tim mạch. Đo CRP – hs có giá trị bổ sung cho việc lượng giá nguy cơ trong phòng ngừa tiên phát bệnh mạch vành, còn ở người có bệnh mạch vành thì đo CRP-hs có ý nghĩa dự báo biến cố tử vong. Có 3 mức nguy cơ bệnh mạch vành đối với nồng độ CRP-hs là: nguy cơ thấp (< 1 mg/L), nguy cơ trung bình (1–3 mg/L), nguy cơ cao (>3 mg/L) [1]. Gia tăng kết hợp giữa CRP và LDL gia tăng đáng kể nguy cơ tim mạch so với bệnh mạch vành [ 33]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhồi_máu_cơ_tim http://www.heartfoundation.com.au/downloads/NHF_AC... http://www.diseasesdatabase.com/ddb8664.htm http://www.emedicine.com/emerg/topic327.htm http://www.emedicine.com/med/topic1567.htm http://www.emedicine.com/ped/topic2520.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=410 http://www.medicinenet.com/coronary_artery_bypass_... http://chdrisk.uni-muenster.de/risk.php?iSprache=1... http://patient.info/doctor/acute-myocardial-infarc... http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2...